Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011

BẠN CÓ ƯỚC MƠ KHÔNG?

Bạn đã từng hỏi chính mình hay một ai đó rằng "ước mơ" là gì không?
  • Tôi thích dùng từ "ước mơ" hơn là "mơ ước" bởi vì nó cho tôi cảm giác chủ động hơn.
  • Theo tôi "ước mơ" nghĩa là mong muốn một điều gì đó - chúng ta có thể muốn có một vật gì đó, chúng ta có thể muốn đạt được một kết quả thế kia, hay chúng ta có thể muốn trở thành một nhân vật nào đó ... ƯỚC MƠ chính là những gì mà chúng ta muốn vươn tới.
  • Vì "ước mơ" là một động từ, thế nên nó luôn luôn phát triển và thay đổi ngày càng cao hơn, xa hơn mãi.
  • Ước mơ có thể thành hiện thực, cũng có thể chuyển sang một dạng khác gần giống những gì chúng ta mong muốn và ... cũng có thể không bao giờ xảy ra.
NHƯNG chúng ta không bao giờ phải trả phí cho những "ước mơ" của mình. Vậy TẠI SAO BẠN KHÔNG DÁM ƯỚC MƠ?

Ai đó đã nói một câu rất hay mời bạn cùng suy ngẫm nhé: "Hạnh phúc là có một việc gì đó để làm, có một ai đó để yêu thương và luôn có ước mơ để vươn tới"

Hãy có những ước mơ lớn để vươn tới bạn nhé!

Giới thiệu về Trường THPT Phan Liêm
















ĐỊA ĐIỂM:

1. Địa điểm tạm thời:

- Đặt tại mặt bằng của Trường THPT Phan Ngọc Tòng cũ.

2.Địa điểm chính:

- Xã An Hòa Tây, Huyện Ba Tri, Tỉnh Bến Tre.

BAN GIÁM HIỆU:

1. Cô La Thị Thúy: Hiệu trưởng nhà trường.

2. Thầy Phạm Tấn Thành: Phó hiệu trưởng nhà trường.

DANH SÁCH CÁN BỘ - GIÁO VIÊN:

1. Tổ Tự Nhiên:

Họ và tên Bộ môn Chức vụ
Võ Mạnh Huỳnh Vật Lý Tổ trưởng
Phạm Thành Long Vật lý
Trần Quốc Phi Toán
Mai Thị Thảo Toán
Mai Thị Ngọc Minh Hóa
Trần Thị Kim Thanh Sinh
Trương Nguyên Ngữ Tin học
Huỳnh Thanh Phong Thể dục

2. Tổ Xã Hội

Họ và tên Bộ môn Chức vụ
Nguyễn Thị Huỳnh Mai Văn Tổ trưởng
Dương Thúy Ngân Văn
Lê Thị Ràng Sử
Trần Hoàng Ân Địa
Tăng Phi Vân Tiếng Anh
Nguyễn Thị Thu Thảo GDCD






Binh Bộ thượng thư - Phan Liêm













Thân thế

Phan Liêm sinh ngày 29 tháng 8 năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14, tức ngày 12 tháng 10 năm 1833 tại làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông là con thứ ba của ông Phan Thanh Giản và bà Trần Thị Hoạch (tự Cúc).

Năm 1862, ông cùng em lo việc tang cho mẹ ở làng Bảo Thạnh. Năm 1867, khi Phan Thanh Giản tuyệt thực ở Vĩnh Long, ông luôn luôn kề cận bên cha. Năm 1868, sau khi an táng cha được ba tháng, ông cùng em là Phan Tôn (1837 - 1893, tự Quý Tướng), chiêu tập những người đồng chí hướng ở Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc để cùng đánh đuổi thực dân Pháp.

Sự nghiệp

Trận Hương Điểm

Trong nhiều trận đụng độ với đối phương, nổi bật hơn cả là trận Hương Điểm, cách Bến Tre độ mười cây số.

Kể theo Trịnh Vân Thanh:

Đêm mùng 9 rạng mùng 10 tháng 11 năm 1867, nghĩa quân do Phan Liêm & Phan Tôn lãnh đạo đã tấn công quân Pháp ở chợ Hương Điểm, gây thương tích cho viên chủ tỉnh người Pháp tên là Sampo, lấy được nhiều tài liệu quan trọng cùng súng ống, nhất là chiếm được một khẩu đại bác. Sang ngày 12, khi đã hay tin Hương Điểm thất thủ, quân Pháp kéo ba pháo thuyền đến tiếp viện. Nghĩa quân dùng bè và nọc làm chướng ngại vật chống ngăn thuyền Pháp rồi vây đánh ác liệt. Người có mặt trong trận đánh này là viên sĩ quan Vial kể lại: Không bút mực nào tả lại cảnh tượng tang thương. Nào là nhà tan, của nát sau trận đánh thây người và cả vật dụng la liệt trên bùn lầy của bãi chiến.... Đêm ngày 15, nghĩa quân thúc trống và hò reo, tấn công quân Pháp hết đợt này đến đợt khác ở Ba Tri và các pháo thuyền dọc theo sông Hàm Luông. Buổi đầu tuy có thắng lợi, nhưng cuối cùng cũng vì sức yếu thế cô, vũ khí thô sơ nên nghĩa quân phải rút bỏ trận tuyến...

Sau đó, theo nguồn của web Vĩnh Long, thì:

Thực dân Pháp cử Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương đi dụ hàng nhưng Phan Liêm và Phan Tôn thẳng thắn từ chối. Bị rượt đuổi, hai ông phải lánh sang Gò Công rồi dùng ghe bầu ra Bình Thuận. Tuy không bắt được, nhưng Pháp cũng đưa vụ án “nổi loạn” ra tòa và đã kết án tử hình vắng mặt hai ông

Trấn giữ thành Hà Nội

Quân Pháp tấn công thành Hà Nội

Ở Bình Thuận một thời gian ngắn, sau đó hai ông ra Huế rồi theo tướng Nguyễn Tri Phương trấn giữ Hà Nội. Ngày 20 tháng 11 năm 1873, tướng Pháp Francis Garnier tiến công thành Hà Nội. Tướng Nguyễn Tri Phương bị bắt cùng với một số quan lại giữ thành, trong số đó có hai anh em họ Phan. Năm 1874, sau khi Hòa ước Giáp Tuất được ký kết, Phan Liêm và Phan Tôn mới được trao trả cho triều đình.

Làm quan ở Huế

Về Huế hai ông lại được trọng dụng. Năm 1881, Tự Đức thứ 34, theo Hoàng triều Giáp Tý niên biểu thì Phan Liêm đã mật trình lên nhà vua một biểu đề ra một số cải cách về giáo dục, thông thương, khai mỏ.... để mở mang kinh tế đất nước. Khoảng 1882 - 1995 Phan Liêm làm Hàn Lâm viện tu soạn. Tháng 2 năm 1886, ông được vua Đồng Khánh phong làm khâm sai đại thần đi hiểu dụ nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu và Trần Văn Dư ở Nam Ngãi. Tháng 5 năm 1886, Phan Liêm được bổ Tổng đốc Thuận Khánh, cùng với Nguyễn Thân trông coi khu vực phía nam.

Mất

Cuối năm 1896 Phan Liêm qua đời tại Huế dưới triều vua Thành Thái, được an táng ở Huế và được truy tặng Binh Bộ thượng thư. Phần mộ hai ông Phan Liêm và Phan Tôn (qua đời 1893) cùng được xây dựng trong chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Thành phố Huế hiện nay, cách chợ Đông ba khoảng 15 km, sát bên núi. Mộ còn mộ chí bằng chữ Hán soạn sau khi ông Phan Liêm qua đời. Phan Liêm có vợ và ba con trai là Phan Thanh Khải, Phan Thanh Khác, Phan Thanh Đàm.



(Theo http://vi.wikipedia.org )