THPT PHAN LIÊM
Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011
Mùa hạ ước mơ
Em thấy chưa mưa đầu mùa lặng lẽ
Nhẹ nhàng bay bay giữa từng không
Êm như sương khói tỏa mênh mông
Len lén nhẹ bay vào trong bục giảng!
Em thấy không - cánh phượng đầu tiên
Giữa sân trường trong khung trời mùa hạ
Cháy hết mình rồi xoay tròn trên lá
Cháy hết mình thành những giấc mơ!
Mùa hạ qua em sẽ thành người lớn
Bước rộn ràng - giữa giảng đường mơ
Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011
Quyết tâm đỗ đại học để bố mẹ không bị khinh rẻ
Từ ngày nhỏ, tôi đã sớm khắc sâu trong mình thế nào là sự nghèo khổ. Tuổi thơ tôi không có những kỷ niệm êm đềm, không có những buổi chiều nô đùa, thả diều với bạn bè, chỉ có nước mắt của tôi và mẹ.
Ngày đó nhà tôi nghèo lắm, nghèo nhất làng, ngôi nhà tranh vách đất còn lại duy nhất của làng. Ngôi nhà mà bố mẹ đã mất bao nhiêu đêm mới đắp xong, vì ban ngày còn phải đi làm thuê làm mướn, một căn nhà đất ấm cúng, mái ấm cho cả gia đình. Nhưng nó cũng có nhiều kỷ niệm mà đến giờ mỗi lần nghĩ lại tôi vẫn rơi nước mắt.
Ngày đó, trời mưa nhà tôi lại dột như ở ngoài trời. Mỗi đêm, bố mẹ tôi phải thay phiên nhau thức để lấy thau hứng nước trên nóc nhà cho tôi được ngủ ngon. Có đêm thức dậy tôi đã trào nước mắt vì thương bố mẹ, tôi tự nhủ sẽ phải học để không phụ công lao bố mẹ tôi.
Những đồng tiền làm thuê cuốc mướn của bố mẹ không đủ đong gạo cho cả nhà. Tôi nhớ mỗi bữa mẹ lại nấu riêng cho tôi một nồi cơm nhỏ, còn bố mẹ thì ăn cháo, những bữa cháo của gia đình cứ phải ăn vụng trộm, như sợ có người biết.
Một lần bác hàng xóm sang chơi, thấy cả nhà ăn cháo, hỏi sao không nấu cơm mà lại ăn cháo thế kia, mẹ tôi vội nói chữa là cả nhà muốn thay đổi khẩu vị nên ăn cháo một bữa cho ngon miệng. Nhưng nào có phải vậy, nhà hết gạo rồi nên phải ăn cháo, lúc đó tôi càng thương bố mẹ hơn.
Không những thế, bố mẹ tôi còn khổ nhục vì những điều tiếng trong xóm làng, người ta khinh rẻ, coi thường bố mẹ tôi. Mỗi lần đi ra ngoài, bố mẹ tôi đều cúi mặt như mình có tội lỗi gì đó với dân làng. Nhiều lần tôi thấy vậy mà ứa nước mắt, bố mẹ chỉ nghèo chứ có tội tình gì đâu. Vì thế dù lúc đó mới là một cậu bé học cấp một nhưng tôi đã sớm có ý thức thế nào là sự khổ nhục vì nghèo khó.
Dù nghèo khổ nhưng bố mẹ vẫn hết lòng động viên tôi cố gắng học cho giỏi. Ngày đó người dân quê tôi chưa chuộng sự học như bây giờ nhưng bố mẹ vẫn bảo “chỉ có học con mới nên người được, con mới không khổ cực như bố mẹ bây giờ nữa. Bố mẹ vất vả thế nào cũng được, chỉ mong cuộc đời con sau này sẽ đổi khác”. Câu nói ấy đã khắc sâu vào tâm khảm tôi từ thủa nhỏ và theo tôi đến tận bây giờ.
Ngày đó cả tôi và bố mẹ đều chưa biết đại học là gì, chưa nghĩ đến việc học đại học. Bố mẹ chỉ biết cứ học thì mới nên người, mới thoát kiếp nghèo khổ cùng cực này được. Vậy là ban ngày tôi đi mò cua, bắt cá đem bán lấy tiền mua sách, tối về lại miệt mài học đến khuya. Bất kể khi đi chăn bò, nấu cơm, lúc nào tôi cũng mang theo một quyển sách bên mình. Có lần mải đọc sách, tôi quên không đổ nước, làm cháy hết nồi cơm, bữa đó cả nhà đành nhịn đói qua bữa.
Hàng ngày tôi đến trường chỉ có một chiếc áo cộc tay với chiếc bao đựng sách. Tôi đi đôi tông của ông ngoại cho, mùa đông thì mặc chiếc áo bông đã rách bươm của ông ngoại. Lúc đầu rất nhiều đứa bạn trêu trọc tôi là con nhà nghèo rớt mồng tơi, ba đời làm ăn mày.
Có lần không chịu được, tôi đã chạy một mạch về ôm lấy mẹ khóc nức nở, mẹ tôi cũng khóc. Rồi hôm sau tôi lại đến lớp, không thèm khóc nữa, tôi quyết tâm phải học giỏi hơn chúng bạn, để nó không cười mình. Học phổ thông, năm nào tôi cũng được bầu làm lớp trưởng và đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh xuất sắc.
Những tấm giấy khen, giấy chứng nhận học sinh giỏi của tôi cứ nhiều lên, bố mẹ nâng niu những tờ giấy đó như báu vật của đời mình. Nhưng nhà tôi không có chỗ treo, vì nếu treo trên tường thì trời mưa sẽ ướt hết. Bố bèn đem tất cả những tấm giấy khen đó gói lại cẩn thận trong bọc nylon, rồi để trong một chiếc vại sành. Bố bảo làm như vậy sẽ không bị vàng ố, đến sau này khi con lớn lên, xây được nhà mới, không dột nữa thì sẽ lấy ra treo, nó sẽ vẫn mới như bây giờ.
Rồi tôi đỗ vào cấp 3 với số điểm cao nhất xã, lúc đó bố mẹ vui lắm. Ngày biết điểm mẹ đã khóc, cả làng xã đều biết đến gia đình tôi vì có đứa con học giỏi vậy. Cũng từ ngày đó, người ta không còn nhìn bố mẹ với ánh mắt khinh rẻ nữa, rất nhiều người đã đến thăm, động viên giúp đỡ tôi.
Lên cấp 3, dù phải học xa nhà nhưng tôi vẫn là một cậu học sinh giỏi, vẫn nhận được giấy khen của trường, của huyện, là cậu học trò được các thầy cô yêu quý nhất lớp. Và rồi kỳ thi đại học cũng đến. Ngày tôi lên Hà Nội thi mang theo biết bao niềm tin, sự kỳ vọng của bố mẹ, ông bà ngoại.
Tôi cũng rất tin tưởng vào bản thân, tin vào nghị lực và ý chí của tôi, có lẽ vì thế mà tôi đã chủ quan khi làm bài. Đề thi không khó, tôi làm xong sớm và ra khỏi phòng thi trước nhất, cả ba môn đều vậy. Ra khỏi phòng thi tôi không xem đáp án mà lên xe về quê luôn với bố.
Nhưng ngày nhận kết quả thi, cả nhà tôi đã khóc. Cầm tờ giấy báo điểm mà không thể tin vào mắt mình, tôi đạp xe một mạch từ nhà lên huyện gần 10 cây số để xem lại đáp án thì mới vỡ lẽ mình làm sai quá nhiều. Lỗi tất cả là do tôi quá chủ quan, vừa đạp xe về nhà, tôi vừa khóc ròng.
Tôi thương bố mẹ nhiều lắm, cứ nghĩ đến ánh mắt của bố đứng ngóng tôi trước cửa phòng thi, đến những ngày tháng khổ cực của cả gia đình tôi lại bật khóc, chỉ trách mình sao lại có thể chủ quan đến vậy. Khi biết kết quả, mẹ khóc sưng húp cả mắt còn bố chỉ uống rượu.
Trong nhà lúc đó chỉ có tiếng khóc và nồng nặc mùi rượu, tôi vẫn im lặng đến tàn nhẫn, chỉ biết tự trách mình. Vậy là ước mơ đổi đời bằng việc học của tôi và cả gia đình tan vỡ trong giọt nước mắt của mẹ, trong sự trầm ngâm bên chai rượu của bố tôi. Tôi là niềm hy vọng lớn nhất của cả gia đình, vậy mà lại không làm được điều mà bố mẹ mong mỏi.
Nhưng rồi chính mẹ là người đã gạt nước mắt, đưa bố ra khỏi men rượu, đưa tôi ra khỏi sự im lặng ghê sợ ấy. Mẹ đã nói quả quyết: “Con phải thi lại, mẹ tin con”, chỉ thế thôi cùng đủ làm tôi đứng dậy để làm lại tất cả rồi.
Mỗi buổi mẹ lại đi cày thuê cuốc mướn cho người ta, bố vẫn đi phụ hồ, còn tôi chỉ im lặng với sự quyết tâm đến tột cùng. Nếu không phải đi mò cua, bắt ốc thì tôi rất ít ra ngoài vì tôi không muốn nhìn thấy ánh mắt thương hại của mọi người dành cho tôi với những câu hỏi làm tôi lạnh gáy: “Sao học giỏi thế mà lại không thi đậu à? Nhà mày muôn đời không thoát được kiếp ăn mày đâu, con nhà nghèo mà còn đòi học cao”.
Tôi im lặng với tất cả, chỉ nung nấu quyết tâm thi đỗ đại học để bố mẹ không còn bị khinh rẻ, để cả gia đình được ngẩng mặt nhìn mọi người. Tôi vẫn không thể nào quên được mùa đông năm đó, ở làng tôi cứ vào dịp cuối năm người ta lại đốt lò gạch. Tôi và mẹ đi chở gạch thuê cho người ta, mỗi chuyến gạch được hai đến ba nghìn, cả ngày cũng được mấy chục nghìn.
Hai mẹ con thường đi từ sáng sớm đến quá trưa và tối mịt mới về. Trời đã tối rồi, hai mẹ con rất đói nhưng vẫn muốn chở một chuyến gạch nữa để thêm được mấy nghìn mua bữa đậu phụ cho cả gia đình, nhưng vì đường tối, tôi không nhìn rõ đường nên cả xe gạch đã lao xuống mương nước. Mẹ tôi vừa khóc vừa xếp lại xe gạch, còn tôi chỉ nghiến chặt răng, tự nhủ rằng mình sẽ thi đỗ đại học.
Rồi một năm cũng qua đi, tôi lại lên Hà Nội thi đại học, mang theo niềm tin, sự kỳ vọng của những người thân yêu cùng những năm tháng cả nhà tôi đã phải sống khổ cực trong sự nghèo khó, trong sự kỳ thị, khinh rẻ của mọi người. “Lần này con sẽ làm được bố mẹ à”, tôi đã tự hứa như vậy khi đi thi.
Ngày nhận giấy báo điểm mẹ tôi lại khóc, nhưng đó là những giọt nước mắt hạnh phúc khôn tả. Tôi thi đỗ với số điểm đứng thứ ba của trường, ước mơ cả cuộc đời lam lũ của mẹ là tôi được vào đại học giờ đã thành hiện thực. Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt gầy gò, trong đôi mắt hốc hác của bố mẹ tôi, còn gì hạnh phúc hơn.
Vậy là ước mơ đỗ đại học của tôi đã thành hiện thực, bây giờ tôi đã là cậu sinh viên năm thứ hai của một trường đại học danh tiếng trên Hà Nội. Ở dưới quê, bố mẹ vẫn phải đi làm thuê làm mướn để có tiền cho tôi ăn học. Tôi biết vẫn còn rất nhiều chông gai đón đợi phía trước nhưng tôi tin mình sẽ vượt qua được, vì có biết bao nhiêu người đang đặt niềm tin nơi tôi.
Tôi sẽ cố gắng học thật giỏi để hoàn thành ước mơ “học để cuộc đời sẽ đổi khác” mà bố mẹ đã chắp cánh cho tôi từ những ngày nghèo khổ của gia đình. “Con người ta dù sống trong hoàn cảnh nào cũng phải biết ước mơ và phải luôn biết cách để biến ước mơ thành hiện thực”, đó là câu nói mà bố vẫn nhắc nhở tôi trong những ngày cơ cực. Tôi nghĩ đó chính là giá trị của cuộc sống.
Vũ Viết Tuân
(nguồn Vnexpress.net)
Thứ Sáu, 15 tháng 7, 2011
BẠN CÓ ƯỚC MƠ KHÔNG?
- Tôi thích dùng từ "ước mơ" hơn là "mơ ước" bởi vì nó cho tôi cảm giác chủ động hơn.
- Theo tôi "ước mơ" nghĩa là mong muốn một điều gì đó - chúng ta có thể muốn có một vật gì đó, chúng ta có thể muốn đạt được một kết quả thế kia, hay chúng ta có thể muốn trở thành một nhân vật nào đó ... ƯỚC MƠ chính là những gì mà chúng ta muốn vươn tới.
- Vì "ước mơ" là một động từ, thế nên nó luôn luôn phát triển và thay đổi ngày càng cao hơn, xa hơn mãi.
- Ước mơ có thể thành hiện thực, cũng có thể chuyển sang một dạng khác gần giống những gì chúng ta mong muốn và ... cũng có thể không bao giờ xảy ra.
Giới thiệu về Trường THPT Phan Liêm
ĐỊA ĐIỂM:
Họ và tên | Bộ môn | Chức vụ |
Võ Mạnh Huỳnh | Vật Lý | Tổ trưởng |
Phạm Thành Long | Vật lý | |
Trần Quốc Phi | Toán | |
Mai Thị Thảo | Toán | |
Mai Thị Ngọc Minh | Hóa | |
Trần Thị Kim Thanh | Sinh | |
Trương Nguyên Ngữ | Tin học | |
Huỳnh Thanh Phong | Thể dục |
2. Tổ Xã Hội
Họ và tên | Bộ môn | Chức vụ |
Nguyễn Thị Huỳnh Mai | Văn | Tổ trưởng |
Dương Thúy Ngân | Văn | |
Lê Thị Ràng | Sử | |
Trần Hoàng Ân | Địa | |
Tăng Phi Vân | Tiếng Anh | |
Nguyễn Thị Thu Thảo | GDCD |
Binh Bộ thượng thư - Phan Liêm
Thân thế
Phan Liêm sinh ngày 29 tháng 8 năm Quý Tỵ, Minh Mạng thứ 14, tức ngày 12 tháng 10 năm 1833 tại làng Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông là con thứ ba của ông Phan Thanh Giản và bà Trần Thị Hoạch (tự Cúc).Năm 1862, ông cùng em lo việc tang cho mẹ ở làng Bảo Thạnh. Năm 1867, khi Phan Thanh Giản tuyệt thực ở Vĩnh Long, ông luôn luôn kề cận bên cha. Năm 1868, sau khi an táng cha được ba tháng, ông cùng em là Phan Tôn (1837 - 1893, tự Quý Tướng), chiêu tập những người đồng chí hướng ở Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sa Đéc để cùng đánh đuổi thực dân Pháp.
Sự nghiệp
Trận Hương Điểm
Trong nhiều trận đụng độ với đối phương, nổi bật hơn cả là trận Hương Điểm, cách Bến Tre độ mười cây số.
Đêm mùng 9 rạng mùng 10 tháng 11 năm 1867, nghĩa quân do Phan Liêm & Phan Tôn lãnh đạo đã tấn công quân Pháp ở chợ Hương Điểm, gây thương tích cho viên chủ tỉnh người Pháp tên là Sampo, lấy được nhiều tài liệu quan trọng cùng súng ống, nhất là chiếm được một khẩu đại bác. Sang ngày 12, khi đã hay tin Hương Điểm thất thủ, quân Pháp kéo ba pháo thuyền đến tiếp viện. Nghĩa quân dùng bè và nọc làm chướng ngại vật chống ngăn thuyền Pháp rồi vây đánh ác liệt. Người có mặt trong trận đánh này là viên sĩ quan Vial kể lại: Không bút mực nào tả lại cảnh tượng tang thương. Nào là nhà tan, của nát sau trận đánh thây người và cả vật dụng la liệt trên bùn lầy của bãi chiến.... Đêm ngày 15, nghĩa quân thúc trống và hò reo, tấn công quân Pháp hết đợt này đến đợt khác ở Ba Tri và các pháo thuyền dọc theo sông Hàm Luông. Buổi đầu tuy có thắng lợi, nhưng cuối cùng cũng vì sức yếu thế cô, vũ khí thô sơ nên nghĩa quân phải rút bỏ trận tuyến...
Sau đó, theo nguồn của web Vĩnh Long, thì:
Thực dân Pháp cử Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương đi dụ hàng nhưng Phan Liêm và Phan Tôn thẳng thắn từ chối. Bị rượt đuổi, hai ông phải lánh sang Gò Công rồi dùng ghe bầu ra Bình Thuận. Tuy không bắt được, nhưng Pháp cũng đưa vụ án “nổi loạn” ra tòa và đã kết án tử hình vắng mặt hai ông
Trấn giữ thành Hà Nội
Ở Bình Thuận một thời gian ngắn, sau đó hai ông ra Huế rồi theo tướng Nguyễn Tri Phương trấn giữ Hà Nội. Ngày 20 tháng 11 năm 1873, tướng Pháp Francis Garnier tiến công thành Hà Nội. Tướng Nguyễn Tri Phương bị bắt cùng với một số quan lại giữ thành, trong số đó có hai anh em họ Phan. Năm 1874, sau khi Hòa ước Giáp Tuất được ký kết, Phan Liêm và Phan Tôn mới được trao trả cho triều đình.
Làm quan ở Huế
Về Huế hai ông lại được trọng dụng. Năm 1881, Tự Đức thứ 34, theo Hoàng triều Giáp Tý niên biểu thì Phan Liêm đã mật trình lên nhà vua một biểu đề ra một số cải cách về giáo dục, thông thương, khai mỏ.... để mở mang kinh tế đất nước. Khoảng 1882 - 1995 Phan Liêm làm Hàn Lâm viện tu soạn. Tháng 2 năm 1886, ông được vua Đồng Khánh phong làm khâm sai đại thần đi hiểu dụ nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu và Trần Văn Dư ở Nam Ngãi. Tháng 5 năm 1886, Phan Liêm được bổ Tổng đốc Thuận Khánh, cùng với Nguyễn Thân trông coi khu vực phía nam.Mất
Cuối năm 1896 Phan Liêm qua đời tại Huế dưới triều vua Thành Thái, được an táng ở Huế và được truy tặng Binh Bộ thượng thư. Phần mộ hai ông Phan Liêm và Phan Tôn (qua đời 1893) cùng được xây dựng trong chùa Trà Am, thôn Tư Tây, xã Thủy An, Thành phố Huế hiện nay, cách chợ Đông ba khoảng 15 km, sát bên núi. Mộ còn mộ chí bằng chữ Hán soạn sau khi ông Phan Liêm qua đời. Phan Liêm có vợ và ba con trai là Phan Thanh Khải, Phan Thanh Khác, Phan Thanh Đàm.(Theo http://vi.wikipedia.org )